top of page
Writer's pictureKoreainourstories

CÓ BAO NHIÊU HÌNH THỨC DANH TỪ HÓA TRONG TIẾNG HÀN

Updated: Dec 26, 2023

Trong tiếng Hàn chúng ta thường phải liên kết các từ vựng để mở rộng câu hoặc biến các câu ngắn thành câu dài có song song nhiều các mệnh đề. Ngoài việc sử dụng liên từ nối câu (접속부사) , vĩ tố liên kết (연결어미) hay định ngữ (관형어) mà Korea in our stories đã từng giới thiệu trong các bài viết trước đây thì danh từ hóa (명사형) cũng là một trong những cách được người học áp dụng khá nhiều cả trong văn viết lẫn văn nói. Quay trở lại với chuyên mục “HỌC TIẾNG HÀN” ngày hôm nay hãy cùng chúng mình tìm hiểu kỹ hơn về phần ngữ pháp này nhé ~


Có 3 cách biến đổi cơ bản được sử dụng nhiều nhất khi muốn danh từ hóa:


- 기


1. Gắn -기 vào sau gốc động tính từ để biến động tính từ đó thành danh từ, có thể kết hợp cùng với các tiểu từ để mang vai trò như chủ ngữ, tân ngữ hoặc bổ ngữ trong câu. Khi đó -기 có thể biến đổi thành nhiều dạng như 긴(기는), 길(기를) hoặc 기가.

Ví dụ:

한국어 말하기가 어려워요?

Nói tiếng Hàn có khó không?


한국어 말하기는 잘 못해요. = 한국어 말하긴 잘 못해요.

Tôi nói tiếng Hàn không giỏi.


저는 외국어 배우기를 좋아합니다. = 저는 외국어 배우길 좋아합니다.

Tôi thích việc học ngoại ngữ.


2. –기 thường kết hợp với một số tính từ chỉ cảm xúc cảm nhận hoặc động từ như :


Ví dụ:

집이 가까워서 학교에 가기(가) 좋아요.

Nhà gần nên việc đến trường cũng tiện.



가: 빙 씨, 한국에서 살기가 어때요?

나: 처음에는 유학 생활에 적응하기(가) 힘들었는데 지금은 편해졌어요.

(가: Bình à, cậu sống ở Hàn thế nào?

나: Mới đầu thì việc thích nghi với cuộc sống du học cũng vất vả nhưng bây giờ thì thoải mái hơn nhiều rồi.


(Trích lời bài hát bài “무제” – G-dragon)


내일부터 체중 감량을 위해 다이어트를 하길 시작할 거야.

Từ ngày mai tôi bắt đầu ăn kiêng để giảm cân.


요즘은 일자리를 구하기(가) 어려워요.

Gần đây tìm việc làm khá khó khăn.


저는 남의일에 나서기(를) 싫어해요.

Tôi ghét việc can thiệp vào chuyện của người khác.


*Chú ý : Có thể giản lược tiểu từ sau –기 nên các ví dụ được K.I.O.S đưa ra ở phần trên chúng mình đều để tiểu từ trong phần ( )


3. -기 cũng dùng trong trường hợp đưa ra kế hoạch , thường được viết dưới dạng take note (ghi chú) về những việc sẽ làm trong tương lai.

Ví dụ:

식사 후에 약 먹기

Uống thuốc sau khi ăn


인터넷에 한국 전쟁에 관한 자료를 검색하기

Tìm kiếm tài liệu về chiến tranh Hàn Quốc trên mạng.


매일 한국어 단어 20개 배우기

Học 20 từ tiếng Hàn mỗi ngày.


4. Ngoài động từ và tính từ ra , -기 còn có thể kết hợp với 이다, 아니다.

Ví dụ

그가 수배 중인 범인이 아니길 바랬어요.

Tôi đã mong anh ta không phải là tên phạm nhân đang bị truy nã.


그 사람이 3년 전에 우리 엄마의 생명을 구한 의사이기바래요.

Tôi mong người đó là vị bác sĩ đã cứu sống sinh mạng mẹ tôi vào ba năm trước.



5. Kết hợp với dưới dạng –기에 để diễn tả hai ý nghĩa sau :

- Quan điểm của người nói khi đánh giá việc nào đó như thế nào so với tiêu chuẩn, chuẩn mực, thường kết hợp với các tính từ ở đuôi câu. Tương đương nghĩa tiếng Việt“(như thế nào đó) cho/để mà (làm gì)”

Ví dụ :

이책은 글씨가 커서 어르신들이 읽기에 좋아요.

Cuốn sách này chữ viết to nên tiện cho việc người lớn đọc nó.


이제 25살인데 결혼하기에 너무 이른 것 같아요.

Bây giờ mới 25 tuổi nên có lẽ còn quá trẻ để mà kết hôn.


이집에서 네 명이 같이 살기에 조금 불편해요.

Hơi bất tiện để mà bốn người cùng sống trong căn nhà này.


두 사람이 먹기에 치킨 한 마리는 충분해요

Một con gà rán cho 2 người ăn là vừa đủ.


- Nối giữa hai mệnh đề “A기에B” trong đó vế A là nền tảng/căn cứ/cơ sở/lý do để phán đoán hoặc dẫn đến việc thực hiện hành động B.

Ví dụ:

내가 보기에 이 문제를 빨리 해결할 수 있는 것 같아요.

Theo như tôi thấy thì chúng ta có thể giải quyết nhanh được vấn đề này.


사람마다 취향이 다르기에 제 마음대로 물건을 골랐어요.

Mỗi người thị hiếu khác nhau nên tôi vẫn chọn món đồ theo ý mình.


*Mở rộng: Ngoài -기에 thì cũng có một số cấu trúc ngữ pháp nhất định đi với -기 như :

  • 기로 하다: Định làm gì (Bạn có thể xem lại phần ngữ pháp này trong bài “Tất tần tật về tiểu từ 로” )


  • 기도 하고 ~ 기도 하다 : Có khi .....cũng có khi...

저는 다른 사람을 도와 주기도 하고 다른 사람에게서 도움을 받기도 해요.

Tôi giúp đỡ người khác và cũng nhận sự giúp đỡ từ người khác nữa.


  • 나름이다 : Tùy thuộc vào việc gì

아이들이 잘되고 못 되는 것은 부모들이 교육하기 나름이에요.

Những đứa trẻ ngoan hay hư tùy thuộc vào việc bố mẹ giáo dục chúng.


  • 마련이다 : Chắc chắn, đương nhiên là....

어떤 일도 시간이 지나면 기억에서 흐려지기 마련이에요.

Việc gì rồi cũng bị phai nhoà theo thời gian.


  • 일쑤이다 : Thường xuyên, thường hay làm gì.....(mang tính phủ định, tiêu cực)

시험 기간에 도서관에서 밤을 새우기가 일쑤였어요.

Vào giai đoạn thi cử tôi đã thường xuyên thức đêm ở thư viện.


Như vậy ở các các cấu trúc K.I.O.S đưa ra trên đây chúng mình không thể hoán đổi -기 thành -것 hay–(으)ㅁ được. Và trong phạm vi bài viết này K.I.O.S cũng sẽ không đề cập sâu hơn vào ý nghĩa của từng cấu trúc tránh gây rối thông tin bài viết, mà chỉ đưa ra dưới dạng công thức và ý nghĩa chung để bạn đọc có được hình dung cơ bản về cách dùng chúng. Muốn tìm hiểu kỹ hơn bạn có thể tìm xem lại các bài viết trước đó trên blog chúng mình nhé


6. -기 cũng được dùng thường xuyên trong các câu thành ngữ như :

+ 식은 먹기 ( tương đương “누워서 먹기”) : Dễ như trở bàn tay

+ 하늘의 따기 : Khó như hái sao trên trời

+ 누워서 뱉기: Gậy ông lại đập lưng ông

+ 쇠귀에 읽기: Đàn gảy tai trâu, nước đổ đầu vịt

…..* (ở đây số lượng thành ngữ tiếng Hàn khá lớn nên trong phạm vi bài viết chúng mình cũng chỉ liệt kê một vài câu đi kèm ví dụ minh họa để người đọc hình dung)


Ví dụ :

내 동생은 아직 어려서 이 일을 아무리 설명해 줘도 쇠귀에 읽기이다.

Em tôi vẫn còn nhỏ nên dù giải thích việc này thế nào chăng nữa thì cũng như đàn gảy tai trâu mà thôi.

(Hình ảnh minh họa cho câu “하늘의 별 따기” - Nguồn ảnh : 민중의소리)


- 는


1. Tương tự như – 기 thì -는 cũng là một cách để danh từ hóa động từ ở thì hiện tại, có thể đảm nhận các vị trí khác nhau như chủ ngữ, tân ngữ, bổ ngữ trong câu. Tùy vào thì của câu thì nó có nhiều dạng biến đổi khác như -을 것 (thì tương lai), -ㄴ/은 것 (thì quá khứ) đồng thời trong văn nói nó cũng có những dạng thức rút gọn như것이 = 거/게, 것은 = 건, 것을 = 걸,…


Ví dụ:

제가 입고 있는 은 우리 엄마가 선물해 주신 옷이에요

Cái mà tôi đang mặc là áo mẹ tặng cho tôi.


어제 것은 오래 전부터 가지고 싶은 가방이에요.

= 어제 오래 전부터 가지고 싶은 가방이에요.

Cái hôm qua tôi mua là chiếc balo mà tôi muốn có từ lâu.

내일 먹을 것을 준비해야 겠어요.

= 내일 먹을 준비해야 겠어요.

Mình phải chuẩn bị đồ ăn ngày mai thôi.


2. -것 chủ yếu dùng trong trường hợp giải thích một sự việc, tình huống hay miêu tả hành động nào đó.

Ví dụ:

가: 지금 읽고 있는 것은 뭐예요?

나: 새로 나온 잡지예요.

(가: Cái cậu đang đọc là gì thế?

나: Là tạp chí mới ra mắt đó. )


내가 말하는 것은 사실이야.

Những điều mình nói đều là sự thật.



3. –는 것 chỉ sử dụng sau động từ

Ví dụ:

먹는 을 좋아해서 집에서 많이 해 먹어요. (O)

(먹다ở đây là động từ nên câu vẫn đúng về mặt cấu trúc ngữ pháp)

Tôi thích ăn nên hay tự nấu cơm ở nhà.


Hay quay lại với ví dụ ở mục 4 phần -기 ta thấy ngoài động từ ra -기 còn kết hợp với cả 아니다, 이다 nhưng tuyệt đối không thể thay thế -는것 trong trường hợp này:

그가 수배 중인 범인이 아니는 것을 바랬어요. (X)

=> 수배 중인 범인이 아니기를 (O)

Tôi đã mong anh ta không phải là tên phạm nhân đang bị truy nã.


*Chú ý : Nhìn chung thì - có cách dùng linh hoạt hơn nên ngoại trừ một số ngữ pháp cố định K.I.O.S đã chỉ ra ở phần đầu thì chúng mình có thể dùng - thay cho -기. Tuy nhiên trong giao tiếp vẫn có trường hợp chỉ nên kết hợp với một trong hai mới đem lại cảm giác tự nhiên.

  • Bắt đầu làm việc gì dùng -기 시작하다 >< Dừng lại việc gì dùng -는 것을 그만하다

일주일 내내 블로그에 글을 올리는 그만할 거예요. (O)

(nếu thay bằng 올리기 그만하다 sẽ không tự nhiên)

Tôi sẽ ngừng việc đăng bài trên blog trong vòng một tuần.


이번 학기부터 전액 장학금을 타기위해 열심히 공부하기 시작할거야. (O)

(nếu thay bằng 공부하는 것을 시작하다 sẽ không tự nhiên)

Từ học kỳ này tôi sẽ bắt đầu học hành chăm chỉ để giành được học bổng toàn phần.


4. Khi viết không giản lược tiểu từ đứng sau

Ví dụ:

다이어트를 하는 쉽지않어요. (X)

=> 다이어트를 하는 것이 쉽지않어요. (O)

Việc giảm cân thì không dễ.


그는 노래 부르는 좋아해요. (X)

그는 노래 부르는 것을 좋아해요. (O)

Anh ấy thích hát


Tuy nhiên trong văn nói để cho đơn giản và thuận tiện hơn, người ta có thể lược bỏ tiểu từ 이 sau 것 và sử dụng dạng thay thế như 거/게

Ví dụ:

이 상황에는 부모님께 전화해서 물어보는 것이 가장 좋을 것 같아요.

=>이 상황에는 부모님께 전화해서 물어보는 거/게 가장 좋을 것 같아요.

Trong trường hợp này, gọi điện hỏi bố mẹ là tốt nhất


5. Ngoài ra còn sử dụng dưới dạng –는 것이다 (trong văn nói dùng dưới dạng –는 거야)

để chỉ các ý nghĩa sau :

  • nhấn mạnh tính khách quan của sự việc được đề cập đến

이 새로 나온 핸드폰의 가장 큰 장점은 사용이 편리하다는 것이다.

Ưu điểm lớn nhất của dòng điện mới ra này là dễ sử dụng.


  • đưa ra định nghĩa, sự khẳng định có tính đương nhiên như một chân lý hay quy tắc

(Trong video trên khi được hỏi “당신에게 행복이란?” – Hạnh phúc đối với bạn là gì? mỗi người lại đưa ra cho mình một định nghĩa khác nhau như với em bé 10 tuổi hạnh phúc là “저를 되게 즐겁게 만드는 것이다 – điều làm cho mình thấy vui” , với người 23 tuổi là “죽을 때까지 내가 하고 싶은 일에 정말 빠져서 있는 것이다 – điều mà mình có thể sống đắm chìm trong những việc bản thân muốn làm cho đến lúc chết”, với người 48 tuổi là “사랑하는 사람들과 함께 있는 것이다 – việc được ở bên với những người mình yêu thương”, với người 69 tuổi là “나무가 울창하게 우거진 숲속에서 내뿜는 맑은 공기를 느끼고 새소리를 들으며 산책하는 것이다 – việc vừa đi bộ vừa lắng nghe tiếng chim cảm nhận không khí trong lành trong khu rừng rậm rạp cây cối” - Nguồn video : 취재대행소 왱)


신뢰는 어렵게 쌓이지만 쉽게 파괴할 있는 것이다.

Niềm tin là cái khó tạo dựng nhưng lại có thể dễ dàng phá hủy. (khẳng định có tính hiển nhiên)


분명한 사실은 누구나 죽는 것이다.

Sự thật hiển nhiên là ai rồi cũng sẽ chết. (chân lý không thể phủ định)


  • ý chí của chủ thể

내 꿈은 한국어 선생님이 되는 것이에요.

Ước mơ của tôi là trở thành giáo viên tiếng Hàn.


*Mở rộng :

Khi kết hợp với động từ -기-는 것 sẽ mang sắc thái biểu đạt khác nhau, nếu - chỉ nhấn mạnh vào hành động đang được nhắc đến thì –는 còn bao hàm thêm ý nghĩa nhấn mạnh sự tồn tại của cụm danh từ đó như một đối tượng chính trong câu.

Ví dụ:

이건 먹기가 너무 불편해요.

Ăn cái này rất bất tiện (chỉ hành động ăn)


먹는 이 부족해요.

Thiếu đồ ăn (không mang sắc thái chỉ hành động ăn, mà ở đây muốn nhấn mạnh đồ ăn mới là chủ thể chính trong câu)


입을 이 별로 없어요. (O)

Không có nhiều đồ để mặc. (nhấn mạnh vào quần áo mới là đối tượng chính đang được nhắc đến chứ không phải chỉ “chuyện mặc”)

입기가 별로 없어요. (X)


- (으)ㅁ


1. Chức năng tương tự như – 기-는 nhưng ngoài động từ ra -(으)ㅁcòn có thể kết hợp với tính từ, 이다, 아니다 ở đằng trước

Ví dụ:

발전은 배움으로 시작돼요.

Sự phát triển bắt đầu từ việc học tập.


그것은 김 선생님에게 좋은 일임에 틀림이 없어요.

Cái đó rõ ràng là việc tốt với giáo viên Kim mà.


사실 아님을 증명할수 있어?

Cậu có thể chứng minh đó không phải là sự thật được không?


부지런함이야 말로 성공의 요체예요.

Cần cù chính là mấu chốt của thành công.


다른 사람의 아픔을 나눌 줄 알아야 해요.

Phải biết chia sẻ nỗi đau với người khác.


2. Thường dùng để diễn tả một sự thật nào đó đã biết hoặc đã xảy ra nên có thể chia thì quá khứ trước –(으)ㅁ thành dạng -았/었음. Theo đó trong câu thường kết hợp với một số động từ như : 분명하다 (rõ ràng) , 틀림없다(rõ ràng, chắc chắn) , 밝혀지다(được làm sáng tỏ) , 깨닫다(nhận ra) , 알다(biết) , 알리다(cho biết, thông báo) , 주장하다(khẳng định, chủ trương) , 드러나다(lộ ra, phơi bày ra) vv...vv....


Ví dụ:

얼굴만 봐도 너는 좋은 사람임분명해요.

Nhìn mặt thôi cũng biết chắc cậu là người tốt.


그 사람이 사기꾼임을 이제야 알았어요.

Giờ tôi mới biết người đó là kẻ lừa đảo.


그가 나의 첫사랑이었음을 친구한테 얘기했어요.

Tôi đã nói với bạn rằng anh ấy là mối tình đầu của mình.


민호씨는 자신의 잘못임깨닫고 나서 어색한 웃음을 지었어요.

Minho đã nhận ra sai lầm của bản thân rồi nở nụ cười gượng gạo.


종소리가 수업이 끝났음알려요.

Tiếng chuông báo hiệu giờ học đã kết thúc.


그 기사를 통해 소문은 거짓임밝혀졌어요.

Nhờ bài báo đó mà tin đồn mới bị phát hiện là giả mạo.


*Chú ý : Không giản lược tiểu từ sau –음


3. Chủ yếu sử dụng ở thể văn viết dưới dạng các mẩu tin tức, bảng thông báo hướng dẫn, quảng cáo , ghi chú ngắn gọn.

Ví dụ :

(Nội dung thông báo được đăng trên trang web của khoa tiếng Hàn – Nguồn : Hình ảnh trích từ bài đọc cuốn giáo trình “Tiếng Hàn tổng hợp dành cho người Việt” trung cấp 1)


(Bản tin “아직도 해결되지 못한 72년의 아픔 – Nỗi đau của 72 năm vẫn chưa thể giải quyết”được đăng tải tháng 2.2020 trên YTN News - Nguồn video : YTN news)


4. –(으)ㅁ thường không được thêm vào các động tính từ kết thúc bằng đuôi 하다 do các từ này chỉ cần bỏ 하다 đi là có danh từ tương ứng (ví dụ như động từ 설명하다 thì danh từ của nó là 설명 không dùng 설명함). Tuy nhiên vẫn có một số trường hợp –(으)ㅁcó thể kết hợp với gốc động từ/tính từ để tạo ra một danh từ riêng biệt như sau:

Ví dụ :

(Câu nói của nhà văn kiêm diễn viên hài nhà biên kịch Yoo Byung-jae về tuổi trẻ - Hình ảnh được edit bởi K.I.O.S)



내 남동생은 홍익대학교 실용음악과의 입시에 응시하는 것으로 을 향한 첫 걸음을 내딛었어요.

Em tôi đã bước những bước chân đầu tiên theo đuổi giấc mơ với việc tham gia vào kỳ thi tuyển sinh của khoa âm nhạc ứng dụng trường đại học Hongik.


우리 부모님은 30년 동안 기쁨과 슬픔을 함께 나누며 지금까지 살아왔어요.

Bố mẹ tôi đã cùng nhau chia sẻ những niềm vui nỗi buồn trong suốt ba mươi năm qua.

TỔNG KẾT



Hy vọng với những kiến thức chúng mình đưa ra trong bài đã giúp bạn có cái nhìn tổng quát hơn về phần ngữ pháp “ Danh từ hóa trong tiếng Hàn”. Tuy nhiên sự phân biệt nào cũng chỉ mang tính tương đối, không phải trong mọi trường hợp chúng mình đều vận dụng một cách cứng nhắc rập khuôn những lý thuyết này vào thực tế nên để biết nên sử dụng -기, -는 것, -(으)ㅁ sao cho tự nhiên nhất thì hãy thường xuyên giao tiếp với người bản xứ hoặc chăm chỉ luyện nghe qua phim ảnh hoặc các chương trình thực tế nữa nhé. Cảm ơn các bạn đã đón đọc bài viết của K.I.O.S và hẹn sớm gặp lại ở những số blog tiếp theo ~

211 views1 comment

1 comentario


Minh Chau
Minh Chau
20 mar 2022

bổích quá ạ TT em tìm đọc về cái này trên mạng mà không có cái nào giải thích rõ như các chị ạ TT em vô tình biết được ig và vào đọc thấy các c share rất nhiều tips cũng như trang web này đối với người học khoa Hàn như em rất là bổ ích lun ạ😍


Me gusta
bottom of page