top of page
Writer's pictureKoreainourstories

KÍNH NGỮ TRONG TIẾNG HÀN (PHẦN 1)

Trong giao tiếp tiếng Hàn hệ thống kính ngữ đóng vai trò cực kỳ quan trọng nhưng cũng khá phức tạp không chỉ biểu hiện thông qua ngữ pháp và từ vựng mà còn chịu sự chi phối của hoàn cảnh giao tiếp, đối tượng hay mục đích giao tiếp vv...vv.....bởi những ảnh hưởng mạnh mẽ từ đặc trưng văn hóa truyền thống của xã hội Hàn Quốc vốn coi trọng trật tự trong các mối quan hệ cả trong và ngoài xã hội. Kính ngữ tiếng Hàn chia làm 3 dạng cơ bản : kính ngữ chủ thể (주체 높임) , kính ngữ khách thể(객체 높임), kính ngữ với người nghe (상대 높임). Trong bài viết hôm nay mình sẽ cùng tìm hiểu về kính ngữ chủ thể trước tiên nhé!


1. Kính ngữ chủ thể (주체 높임)

- Là hình thức thể hiện sự tôn kính với người đóng vai trò là chủ ngữ trong câu.

- Sau chủ thể (đối tượng tôn kính) ta dùng 께서 hoặc 께서는 trong đó 께서 là hình thức kính trọng của 이/가, 께서는 là hình thức kính trọng của 은/는.

- Để thể hiện sự tôn trọng với đối tượng đang được nói đến trong câu ta thêm vị tố (으)시 vào sau thân từ của vĩ ngữ (thân của động từ hoặc tính từ). Có thể chia ở thì quá khứ hoặc tương lai bằng cách thêm –았/었 hoặc –ㄹ 거예요/ㄹ 겁니다 vào sau –시. Trong trường hợp sau -(으)시 là –아/어요 sẽ được kết hợp thành –(으)세요, là ㅂ 니다 thì sẽ kết hợp thành -(으)십니다.


Ví dụ :

우리 아버지께서는 거실에서 실문을 읽으시고 계세요.

Bố tôi đang đọc báo ở phòng khách.


아까 어머니께서 회사에 가셨습니다.

Ban nãy mẹ đã đến công ty rồi.


선생님께서 내일부터 고등학교에서 한국어를 가르치실 겁니다.

Cô giáo Kim từ ngày mai sẽ dạy tiếng Hàn ở trường cấp ba .


- Một số trường hợp bất quy tắc


Chú ý :

- Các trường hợp kính ngữ của động từ 있다/없다/주다/아프다 (được đánh dấu * ở bảng trên) đều có hai dạng chia khác nhau nên tùy vào ngữ cảnh ta sẽ . Cụ thể :


  • Chỉ sự tồn tại của sự vật hoặc người dùng : 계시다/ 안 계시다 còn chỉ sự sở hữu dùng 있으시다, 없으시다.


Ví dụ :

선생님, 오늘 한국어 수업이 있으세요?

Cô ơi, sáng nay có tiết học tiếng Hàn không ạ?


어머니께서 지금 집에 계세요.

Bây giờ mẹ không có ở nhà.

  • Dùng 주시다 khi người đưa là người lớn tuổi hoặc địa vị xã hội cao hơn người nhận còn 드리다 khi đối tượng tiếp nhận hành động cũng là đối tượng cần kính trọng trong câu (tức người nhận là người lớn tuổi hoặc có địa vị cao hơn người đưa).

Ví dụ :

아버지께서 저에게 돈을 주셨습니다.

Bố đưa tiền cho tôi.


아버지께 돈을 드렸습니다.

Tôi biếu tiền bố .


Ở câu thứ nhất “con” là đối tượng tiếp nhận hành động cũng là người có tuổi tác và vai vế thấp hơn so với “bố”( đối tượng thực hiện hành động) nên ta chia dạng kính ngữ của 주다 thành 주시다. Ngược lại ở câu thứ hai người bố là người tiếp nhận hành động cũng là đối tượng cần tôn kính nên phải dùng 드리다.

  • Dùng 아프시다khi nói về một bộ phận cơ thể của chủ thể cần tôn kính bị đau ngược lại nếu đau ốm toàn cơ thể dùng편찮으시다.

Ví dụ :

할아버지께서는 허리가 많이 아프십니다.

Lưng ông đau nhiều.


할아버지께서 편찮으셔서 어젯밤에 입원하셨어요.

Ông bị ốm nên đã nhập viện đêm qua.


- Khi sử dụng hình thức kính ngữ này người nói phải xác định rõ mỗi quan hệ giữa người nói, chủ ngữ được nhắc đến trong câu và người nghe về mặt tuổi tác, địa vị xã hội hay tính thân thuộc. Vì vậy không phải trong bất cứ trường hợp nào ta cũng sử dụng –(으)시 cũng đúng, cụ thể khi chủ ngữ là người có tuổi tác, địa vị thấp hơn người nghe nhưng tuổi tác, địa vị cao hơn người nói (người nghe> chủ ngữ >người nói) thì không cần dùng (으)시


Ví dụ :

할머니, 어머니가 부엌에서 저녁을 준비하고 있습니다.

Bà ơi mẹ cháu đang chuẩn bị bữa tôi trong bếp ạ.


Ở ví dụ này người nói là “đứa con”, người nghe là “bà nội” , chủ ngữ nhắc đến trong câu là “mẹ” về mặt tuổi tác cũng như vai vế trong gia đình thì người bà cao hơn người mẹ nên không được dùng hình thức tôn kính ở đây.


- Kính ngữ chủ thể cũng không dùng với các sự vật mà chỉ được dùng với danh từ chỉ người.


Ví dụ:


Ở cả hai câu trên "커피" (cà phê) và "가격" (giá cả) đều không phải danh từ chỉ người nên không thể chia đuôi câu kính ngữ -(으)시 trong trường hợp này được.


- Có thể gắn hậu tố “님” vào sau các từ chỉ tên riêng, chức vụ, hay quan hệ trong gia đình khi xưng hô để biểu thị sự đề cao chủ thể.


Ví dụ :

이민호님, 다시 말씀해 주시겠습니까?

( Tên riêng +님)

Ông Lee Min Ho phiền ông nói lại lần nữa được không ạ?


사장님께서는 지금 회의 중이십니다.

( Chức vụ+ 님 )

Giám đốc bây giờ đang bận họp.


부모님께서는 우리 자매 들을 가르치기 위해 밤낮으로 일하셨습니다.

( Quan hệ trong gia đình+님 )

Bố mẹ làm việc ngày đêm để nuôi dạy chị em tôi.


Q&A :


145 views0 comments

Comments


bottom of page