top of page
Writer's pictureKoreainourstories

CẦN LƯU Ý GÌ KHI SỬ DỤNG CÁC CẤU TRÚC PHỦ ĐỊNH

Trong cấu trúc ngữ pháp tiếng Hàn dạng phủ định của động từ hoặc tính từ sẽ chia làm hai loại là phủ định dạng ngắn (안-못) và phủ định dạng dài (-지 않다– 지 못하다). Để giúp các bạn tìm hiểu rõ hơn về sự khác biệt trong cách dùng giữa hai loại này mình sẽ phân tích cụ thể trong bài viết dưới đây.


VỀ MẶT Ý NGHĨA


- diễn tả người nói không làm việc gì đó, tức bản thân có năng lực để thực hiện việc đó nhưng không làm.

- diễn tả người nói dự định muốn làm việc gì đó nhưng không thể làm được do năng lực bản thân không đủ khả năng hoặc do điều kiện khách quan tác động.


Ví dụ 1 :

1. 저는 운전을 해요.

2. 저는 운전을 해요.

Trong câu thứ nhất “안” diễn tả ý nghĩa tôi dù biết lái xe nhưng không làm. Còn câu thứ hai “못” mang sắc thái biểu đạt rằng tôi muốn lái xe nhưng lại không thể làm việc đó vì năng lực không cho phép ( chưa học lái, tay lái còn yếu) hoặc do hoàn cảnh khách quan ( chân/ tay bị thương) dẫn đến việc không thể lái xe được.


Ví dụ 2:

1. 저는 이런 색깔 옷 많아서 샀어요.

2. 저는 이 옷을 좋아하지만 너무 비싸서 샀어요.

Người nói dùng “안” trong trường hợp đầu tiên để diễn đạt ý rằng không mua chiếc áo đó vì đã có nhiều cái trùng màu như vậy (tức có đủ khả năng mua nó nhưng lại không có ý định làm vậy). Ngược lại ở câu thứ hai dùng “못” khi rất muốn mua nhưng lại không thể mua được vì giá quá đắt (tức do điều kiện/ năng lực bản thân không cho phép) .


VỀ MẶT CẤU TRÚC


- 안/ 지 않다 có thể kết hợp với cả động từ và tính từ. Trong đó chia làm các trường hợp sau :

안 + V/A

N 하다 => N 안 하다

V/A지 않다

- 못/ 지 못하다 chỉ có thể kết hợp với động từ . Trong đó chia làm các trường hợp sau :

못V

N하다 => N 못 하다

V지 못하다


Ví dụ :

1. 아까 학생 식당에서 점심을 먹었어요. ( O )

Ban nãy tôi đã không ăn trưa ở nhà ăn học sinh.


오늘 바빠서 퇴근한 후에 남자 친구를 만날 수 있어요. ( O )

Hôm nay vì không bận nên sau khi tan làm tôi có thể gặp bạn trai được.


2. 아까 배가 아파서 점심을 먹었어요. ( O )

Ban nãy vì đau bụng nên tôi không thể ăn trưa.


오늘 바빠서 퇴근한 후에 남자 친구를 만날 수 있어요. ( X )

Hôm nay vì không thể bận nên sau khi tan làm tôi có thể gặp bạn trai được.


3. A : 도서관에서 공부 해요? ( O )

B : 네, 오늘 약속이 있으니까 도서관에서 공부 합니다. ( O )

A: Cậu không học ở thư viện à?

B : Ừ, nay tôi có hẹn nên không thể học ở thư viện được.


MỞ RỘNG


안- 지 않다


1. Thông thường phủ định dạng ngắn “-안” không kết hợp được với các động/tính từ dạng từ ghép (합성어) hay từ phái sinh (파생어). Cụ thể :


- Động/tính từ phái sinh từ hậu tố (접미 파생어) như 공부-하다, 기웃-기리다, 깜빡-이다, 정-답다, 슬기-롭다, 자랑-스럽다 vv...vv.... không dùng được phủ định dạng ngắn.

VD : 그녀는 안 아름답다. (X)

그녀는 아름답지 않다. (O)


- Tuy nhiên các động từ phái sinh bởi hậu tố “-하” được dùng dưới dạng “Danh từ –하다” như 공부-하다, 연구-하다, 운동-하다, 출발- 하다, 이사-하다.... nếu tách dạng “N-하다” thành “N을/를 하다” thì vẫn có thể dùng “안” đặt xen giữa . Ngoài ra một số từ phái sinh bởi hậu tố “-하” như 독하다, 상하다, 연하다, 전하다 vẫn dùng “-안” bình thường.

VD : 내일이 시험인데 공부를 하나도 안 했어요.

요즘 운동을 안 해?

고기가 안 연하다.

링 씨가 내 말을 안 전했어요?


- Các từ ghép như 앞-서다, 오-가다, 값-싸다, 이름-나다, 굶-주리다, 다-다르다 không thể dùng “-안”, nhưng nếu là các từ ghép có vĩ tố liên kết bổ trợ ở giữa như “내려오다 = 내리다 + 어 + 오다”, “들어가다 = 들다 + 어 +가다”, “돌아가다 = 돌다 + 아 + 가다”, “잡아먹다 = 잡다 + 아 + 먹다” vẫn kết hợp được với “-안”

VD : 아직 집에 안 들어갔다.


- Động/tính từ phái sinh từ tiền tố (접두 파생어) như 휘-감다, 빗-나가다, 얄-밉다, 억-세다, 짓-밟다, 설-익다 vv...vv.... không dùng được phủ định dạng ngắn 안.

VD : 판단이 안 빗나가다. (X)


- Từ bị động và chủ động (피동사/사동사) như 들리다, 보이다, 웃기다, 맞추다, 높이다 vẫn kết hợp với “-안” bình thường.

VD: 글자가 작아서 잘 안 보여요.

제 목소리가 안 들려요?



2. Cả “-안” và “-지 않다” đều không thể kết hợp cùng các động từ chỉ sự nhận thức như 알다, 깨닫다, 지각하다, 인식하다. Đồng thời chúng cũng không dùng với “견디다” nhưng kết hợp được với “참다” mang ý nghĩa tương đương.

VD : 나는 결코 그 사실을 안 깨달았다 / 깨닫지 않았다 (X)

=> 못 깨달았다/ 깨닫지 못했다/ 깨달을 수 없었다 (O)


아내의 잔소리를 더 이상 안 견뎌서/ 견디지 않아서 집을 뛰쳐 나왔다. (X)

=> 못 견뎌서/ 견디지 못해서(O)


나에게 쏟아지는 비난을 더 이상 안 참았다/ 참지 않았다. (O)



3. Khi kết hợp vĩ tố chỉ thì với phủ định dạng dài –지 않다 cần chú ý sự khác biệt sau :

- Nếu gắn vĩ tố chỉ thì này vào động từ/tính từ rồi mới cộng -지 않다 câu sẽ mang sắc thái của câu nghi vấn xác thực (획인의문문), tức người nói đã biết trước sự thật nào đó nhưng vẫn hỏi xác nhận lại sự thật đó từ đối phương.

- Nếu gắn vĩ tố chỉ thì đằng sau –지 않다 chỉ đơn thuần là câu hỏi phủ định thông thường về điều bản thân không biết rõ.

VD : 지난주는 날씨가 추웠지 않니?

지난주는 날씨가 춥지 않았니?

Ở trường hợp (1) bản thân người nói biết trước về thời tiết tuần trước ra sao nhưng vẫn hỏi để xác nhận lại thực tế đó từ người nghe. Ngược lại với trường hợp (2) người nói không rõ thời tiết tuần tới lạnh hay không nên mới hỏi đối phương.



4. Trong trường hợp muốn gắn “-(으)시” để thể hiện kính ngữ chủ thể ta có thể gắn sau “-지 않다” hoặc đặt liền sau động /tính từ trước khi kết hợp với “-지 않다” hoặc ở cả 2 vị trí đồng lúc đều được. Tuy nhiên vẫn nên sử dụng cách thứ 1 để câu tự nhiên hơn.

VD : 선생님께서 몸이 불편하시지 않아요. (O)

선생님께서 몸이 불편하지 않으세요. (O)

선생님께서 몸이 불편하시지 않으세요. (O)

못 - 지 못하다

1. Về lý thuyết cả hai đều chỉ kết hợp với động từ, tuy nhiên vẫn có một số tính từ ngoại lệ bao gồm 똑똑하다, 넉넉하다, 우수하다, 만족하다, 풍부하다, 신선하다, 깨끗하다, 좋다, 편하다 có thể đi với thể phủ định dạng dài - 지 못하다 để thể hiện sắc thái tiếc nuối về điều gì không đạt được như kỳ vọng mong đợi của người nói.

VD : 우리는 시험 결과에 만족하지 못해요.

부모님은 넉넉하지 못한 살림에도 불구하고 우리 형제 모두를 대학교까지 보내 주셨다.


2. Không đi cùng với động từ dạng bị động, động từ không liên quan đến ý chí hay năng lực hoặc mang sắc thái phủ định không đạt đươc/hoàn thành việc gì đó như 실패하다, 떨어지다, 망하다, 고민하다, 염려하다, 잃다, 노심초사하다, 후회하다, 걱정하다, v.v...

VD :

가: 승규가 아까부터 못 보이네. (X)

=>안 보이네. (O)

나: 아, 잠깐 외출했어요.


텔레비전이 켜지지 못해요. (X)

텔레비전이 켜지지 않아요. (O)


시험에 떨어지지 못했어요. (X)

=>떨어지지 않았어요. (O)


3. Không kết hợp với các vĩ tố liên kết mang ý nghĩa “ý đồ, ý định” như “-(으)려고”, “-고 싶다”, “-고자”

VD : 다리를 다쳐서 등산을 가지 못하려고 해요. (X)

다리를 다쳐서 등산을 가지 못하고자 합니다. (X)

다리를 다쳐서 등산을 가지 못하고 싶어요. (X)


4. Khi kết hợp với vĩ tố chỉ thì quá khứ -았/었 và tương lai -겠 vào phủ định dạng dài ta gắn sau -지 못하다. Đồng thời trong trường hợp muốn kính ngữ có thể đặt -시 ở ba vị trí : sau hoặc trước “-지 못하다” hoặc ở cả 2 vị trí đồng lúc đều được.

VD : 히엔 씨는 자전거를 탔지 못해요. (X)

=> 타지 못했어요. (O)


내일은 철수가 집에 가겠지 못해요. (X)

=> 가지 못하겠어요. (O)


어버지께서는 회사에 출근하지 못하셨어요. (O) (cách diễn đạt tự nhiên hơn)

출근하시지 못했어요. (O)

출근하시지 못하셨어요. (O)


5. Khác với “-안” thì “-못” không thể dùng trong câu phủ định hai lần (이중부정)

VD :

그는 어젯밤에 병원에 입원하지 않으면 안 됐어요. (O)

사람은 양심을 지키지 않을 수 없다. (O)

( = 반드시 지켜야 한다 : diễn đạt sự khẳng định mạnh mẽ)

민호 씨가 학교에 못 가지 못했다. (X)

못 가지 않았다. (X)

안 가지 못했다. (X)

=> 안 가지 않았다. (O)



Lưu ý chung



- Cả 안/지 않다 – 못/지 못하다 đều chỉ dùng ở câu trần thuật, câu nghi vấn hay cảm thán, không thể sử dụng ở dạng câu mệnh lệnh hoặc thỉnh dụ.

오늘 날씨가 안 좋구나. (O)

좋지 않구나. (O)


수업에 늦지 않는다. (O)

수업에 늦지 않았어? (O)

수업에 늦지 않았구나! (O)

수업에 늦지 않아라. (X) => 수업에 늦지 마라. (O)

수업에 늦지 않자. (X) => 수업에 늦지 말자. (O)

수업에 늦지 않읍시다. (X) => 수업에 늦지 맙시다. (O)


흐엉 씨, 노래를 잘 부르지 못해요? (O)

흐엉 씨, 같이 노래를 부르지 못하자. (X)


- Không kết hợp phủ định dạng ngắn/dài với 이다/있다/알다 (ngoại trừ “알다” vẫn dùng được dưới dạng “ 알지 못하다”)

VD :

나는 돈이 안/못 있다. (X)

돈이 있지 않다./ 있지 못하다. (X)

=> 돈이 없다. (O)


화 씨는 안 학생이다. (X)

학생이지 않다. (X)

=> 학생이 아니다. (O)


나는 그 말의 뜻을 안/못 알다. (X)

그 말의 뜻을 알지 않다. (X)

그 말의 뜻을 알지 못하다. (O)

그 말의 뜻을 모른다. (O)

129 views0 comments

Comments


bottom of page