top of page
Writer's pictureKoreainourstories

<VIẾT TIẾNG HÀN TỐT HƠN MỖI NGÀY PHẦN 1> NHỮNG KHÓ KHĂN THƯỜNG GẶP PHẢI KHI VIẾT TIẾNG HÀN

Updated: Dec 28, 2023

Bạn đã từng gặp khó khăn trong việc viết tiếng Hàn? Bạn muốn cải thiện kỹ năng viết nhưng lại không biết phải bắt đầu từ đâu? Đừng quá lo lắng vì đây không phải vấn đề của riêng mình bạn mà với bất cứ ai đã đang học tiếng Hàn cũng ít nhiều từng trải qua, nhất là việc viết đòi hỏi không chỉ kiến thức chuyên môn như vốn từ vựng phong phú hay nền tảng ngữ pháp vững chắc mà cần cả lượng kiến thức xã hội rộng lớn. Trong bài viết này K.I.O.S đã tổng hợp ra 7 vấn đề thường gặp cũng như phương pháp hiệu quả nhất để giúp người học cải thiện kỹ năng viết tốt hơn trong quá trình học. Hãy cùng chúng mình tìm hiểu cụ thể dưới đây nhé ~


1. Không tự tin vì tiếng Hàn là ngoại ngữ

Trước hết điều này xuất phát từ lối suy nghĩ “vì tiếng Hàn là ngoại ngữ nên không thể viết hay viết thành thạo như tiếng mẹ đẻ được”. Chừng nào bạn còn giữ quan điểm như trên sẽ rất khó để vượt qua được nỗi ám ảnh mang tên “한국어 쓰기”. Điều quan trọng không phải là viết bằng tiếng Hàn mà hãy nghĩ đơn giản rằng bạn chỉ đang tập làm văn mà thôi. Chỉ khi không tạo áp lực trong tư tưởng mới giúp chúng mình viết ra những lời văn hay.

Thêm nữa một sai lầm của đa số mọi người khi làm bài viết thường là viết bằng ngôn ngữ của mình trước sau đó dịch ra tiếng Hàn. Tuy nhiên nó không những làm mất thời gian của bạn mà đôi khi việc dịch còn khó nhằn hơn cả chuyện bắt đầu luôn bài viết bằng tiếng Hàn. Cách tốt nhất là bạn nên tập thói quen tư duy bằng tiếng Hàn ngay từ bây giờ, tức dành một khoảng thời gian nhất định để sắp xếp lại suy nghĩ của mình bằng tiếng Hàn trước khi viết thông qua việc viết tóm tắt nội dung chính bạn muốn triển khai trong bài rồi từ sườn bài phát triển lên thành một đoạn văn sẽ hiệu quả hơn rất nhiều đó.




2. Không biết phải bắt đầu như thế nào

Trước một đề bài có thể vượt ngoài vốn hiểu biết của bạn thường dễ khiến bạn lúng túng không biết phải bắt đầu từ đâu. Để có một mở bài hay bạn cần chú ý một số yếu tố như : ngắn gọn súc tích nhưng vẫn phải đầy đủ, tức phải nêu đúng trọng tâm vấn đề được đặt ra. Có được mở bài rồi nhưng làm thế nào để triển khai mạch văn một cách dễ dàng? Một tip hữu ích dành cho bạn đó là nên bắt đầu từ việc phân chia dàn ý cho bài viết. Cụ thể :

- Bạn muốn triển khai bao nhiêu luận điểm chính với chủ đề được cho? Cụ thể từng luận điểm ở đây là gì? (nên ít nhất phải 2 luận điểm trở nên)

- Để chứng minh cho luận điểm đã đưa bạn có đưa ra lý luận, dẫn chứng minh họa gì ? (Nên đảm bảo được tính liên kết chặt chẽ tức lý luận phải là cơ sở nền tảng cho luận điểm)

- Ở nội dung mỗi luận điểm bạn sẽ dùng biểu hiện - ngữ pháp thích hợp nào?


Ví dụ : Với đề bài “ 조기 교육의 장점과 문제점” – Ưu và nhược điểm của việc giáo dục sớm (Đề viết TOPIK II kỳ 60) chúng mình có thể triển khai dàn ý như sau :

Mở bài : Nêu thực trạng của giáo dục sớm trong xã hội hiện nay + Khẳng định vấn đề này có cả ưu điểm lẫn nhược điểm (현대 사회의 조기 교육 현상 + 조기 교육이 좋은 점도 있지만 문제점도 있다고 주장함 .)

Thân bài : Triển khai ba luận điểm chính mỗi luận điểm đưa ra luận cứ khác nhau để chứng minh

- Luận điểm 1 : Ưu điểm của việc giáo dục sớm ( 조기 교육의 장점 )

  • Bằng việc phát hiện sớm tài năng giúp phát huy tối đa khả năng tiềm ẩn mà trẻ có (재능을 일찍 발견함으로써 아이가 가진 잠재력을 극대화할 수 있음)

  • Thông qua việc giáo dục sớm có thể nâng cao sức cạnh tranh (조기 교육을 통해 학업 경쟁력을 높일 수 있음)

  • Thông qua kinh nghiệm đa dạng của việc giáo dục sớm có thể mở rộng thế giới quan của trẻ (조기 교육에서의 다양한 경험을 통해 아이의 세계관을 넓힐 수 있음)

- Luận điểm 2 : Nhược điểm của việc giáo dục sớm ( 조기 교육의 문제점 )

  • Vì sự ép buộc của bố mẹ vô tình tạo áp lực quá mức lên trẻ dễ làm trẻ bị stress cũng như mất hứng thú dành cho việc học. (부모의 강요에 의해 과도한 부담감 및 스트레스를 받고 학업에 흥미를 느끼지 못할 수 있음)

  • Việc giáo dục sớm quá mức ảnh hưởng không tốt với sự phát triển tình cảm của trẻ (지나친 조기 교육은 아이의 정서 발달에 좋지 않음)

- Luận điểm 3 : Ý kiến/Quan điểm cá nhân về vấn đề này (조기 교육에 대한 나의 생각 - 찬성하는가? 반대하는가? )

  • Thể hiện quan điểm cá nhân : nên hay không nên? Lý do? (Tránh đưa ý kiến trung lập) . Ví dụ nếu bạn phản đối việc giáo dục sớm thì nguyên do có thể đưa ra như : coi trọng sự tự phát triển đến từ động lực nội tại của trẻ hay những tác động từ bố mẹ làm trẻ không nhận thức được bản thân mình muốn gì..... (조기 교육을 실시하는 것에 반대 : 교육의 진정한 의미는 자발성과 내적 동기에 있음 + 자신이 원하는 것을 인식하지 못할 가능성이 큼 )

Kết bài : Khẳng định lại lần nữa quan điểm của mình về giáo dục sớm (1 -2 câu)

(조기 교육에 대한 개인적인 생각을 주장함)


Làm thế nào để có vốn hiểu biết phong phú, dễ dàng triển khai các luận điểm, luận cứ thì bạn cần bổ sung kiến thức bằng cách thường xuyên đọc các bài viết đa dạng chủ đề từ những vấn đề thiết thực gần gũi với đời sống hằng ngày đến vấn đề lớn mang tính học thuật chuyên môn. Nhưng nếu chỉ đọc thôi vẫn chưa đủ mà quan trọng qua đó bạn thu hoạch được gì để cải thiện kỹ năng của bản thân. Hãy thử viết lại tất cả những từ vựng mới, biểu hiện hay mà bạn bắt gặp được trong bài đọc ra giấy nhớ, dần dần bạn sẽ hình thành được tư duy phát triển nội dung một bài viết thế nào cho hay. Một số trang bạn có thể tham khảo các bài đọc về vấn đề xã hội như :

- Báo Seoul (서울신문)http://news.khan.co.kr/kh_opinion/


3. Làm thế nào để viết câu dài cũng như đảm bảo độ dài của bài viết.

Một trong những nguyên nhân dẫn đến việc bạn không thể viết dài là do thiếu thông tin, kiến thức hiểu biết liên quan đến chủ đề của bài viết. Vì thế mình càng muốn nhấn mạnh lại lần nữa tầm quan trọng của việc đọc rằng muốn viết tốt phải đọc nhiều. Tương tự vậy để triển khai được những câu văn dài trong tiếng Hàn cũng không khó như bạn vẫn nghĩ. Bạn có thể bắt đầu từ việc viết ra một đoạn nhiều câu văn ngắn, rồi liên kết những câu có sự kết nối về nghĩa với nhau bằng cách dùng nhiều liên từ nối câu (접속부사) , vĩ tố liên kết (연결어미), định ngữ (관형어)...... sẽ tạo ra một câu văn dài và tự nhiên hơn. Cụ thể :

  • Vĩ tố liên kết (연결어미)

  • Liên từ nối câu (접속부사)

  • Định ngữ :


4. Do dự viết như thế nào cho đúng từ, biểu hiện và ngữ pháp

Cả ba yếu tố này đều là yêu cầu căn bản trong việc viết, dùng từ chính xác biểu hiện phù hợp cũng như biết vận dụng linh hoạt các ngữ pháp sẽ khiến câu văn của bạn mượt mà hơn rất nhiều. Tuy nhiên chúng không phải yếu tố duy nhất để đảm bảo bài viết của bạn đủ hay. Bởi ngoài tính chính xác ra thì một bài văn cũng phải đảm bảo tính tổng thể nhất quán, sự liên kết chặt chẽ giữa các câu các đoạn và sự tự nhiên trong cách sử dụng từ và cấu trúc.

Vậy nên một lời khuyên chân thành cho các bạn là thay vì tiếp tục tốn thời gian vào việc lo lắng xem mình phải viết thế nào mới đúng thì nên bắt đầu luyện tập từ những câu ngắn dùng từ vựng-biểu hiện quen thuộc hay ngữ pháp đơn giản rồi nâng cao dần thành các câu phức có cấu tạo phức tạp hơn. Đừng vội chăm chăm vào việc phải sử dụng những biểu hiện thật xuất sắc cao cấp đi, nhất là khi bạn vẫn chưa tích lũy đủ kiến thức cũng như vốn từ mà điều này vô tình chỉ khiến vấn đề của bạn thêm trầm trọng mà thôi. Hãy học dần dần từng thứ một nhé!



5. Văn viết như văn nói

Lời nói dùng khi giao tiếp với nhau trong cuộc sống thường ngày được gọi là văn nói, ngươc lại khi được thể hiện bằng chữ viết dưới dạng văn bản giấy tờ ta gọi là văn viết. Văn viết và văn nói có sự khác biệt rõ rệt từ cách dùng từ đến ngữ pháp nên để tránh nhầm lẫn trong việc sử dụng điều quan trọng nhất là bạn cần nắm vững được những điểm khác nhau cơ bản giữa hai hình thức này. Để tìm hiểu rõ hơn các bạn có thể tham khảo thêm tại bài viết trước đây của chúng mình nhé.


Ví dụ:

우리는 여행 정말 좋아한다

=> 우리는 여행 정말 좋아한다 (khi viết không giản lược tiểu từ)


부모님만 생각하면 마음이 든든해져

=> 부모님만 생각하면 마음이 든든해진다 (chia đuôi câu dùng trong văn viết “-ㄴ/는다”)


6. Sử dụng từ vựng- ngữ pháp chính xác nhưng câu văn lại thiếu tự nhiên.

Mình tin đây là vấn đề chung của đa số những ai đang học tiếng Hàn, xuất phát từ việc chúng mình đã quen lối tư duy của tiếng Việt nên thường có thói quen dịch từ câu mình muốn nói bằng tiếng Việt sang văn viết tiếng Hàn làm câu văn trở nên gượng gạo, mất tự nhiên. Như đã chia sẻ ở trên việc đọc nhiều sách báo sẽ làm bạn quen dần với văn phong mà người Hàn thường dùng. Đặc biệt thêm một chú ý nữa là khi tra từ điển hãy đọc cả giải thích bằng tiếng Hàn để nắm rõ hơn cách sử dụng của từ và ngữ pháp đó trong từng hoàn cảnh khác nhau, đến khi vận dụng vào bài viết của bạn sẽ tránh bị mất điểm không đáng có trong mắt người đọc.


7. Sợ người khác đánh giá bài của mình

Mỗi bài viết đều được đánh giá bởi những “độc giả” khác nhau. Để vượt qua nỗi sợ này thì trước tiên chính bạn hãy trở thành “độc giả” đầu tiên của bài viết. Chỉ khi đặt mình dưới góc nhìn của người đọc, đánh giá một cách khách quan và khắt khe nhất cái tốt và chưa tốt thì bạn mới nhận ra những thiếu sót của bản thân nằm ở đâu để từ đó biết đầu tư kỹ hơn cho thành phẩm của mình. Nếu việc tự thẩm định bài viết quá khó khăn đối với bạn thử nhờ đến sự trợ giúp của bạn bè xung quanh, nên nhớ không ai đã giỏi ngay từ lúc đầu thay vào đó bằng sự nỗ lực học hỏi cũng như tích lũy kinh nghiệm theo thời gian mới giúp bạn phát triển tốt hơn. Hãy tự tin lên nhé!!


________________________

Việc hoàn thành một bài viết mình hài lòng là cảm giác rất “đã”, nhất là khi còn nhận được lời khen ngợi của người khác cũng khiến bản thân tự tin hơn rất nhiều và là động lực cho bạn tiếp tục phát huy tốt hơn ở các bài viết tiếp theo. Vì vậy đừng lo nghĩ nhiều mà hãy bắt tay ngay vào viết đi nào~~


2,626 views0 comments

Comments


bottom of page