Ở ngữ pháp sơ cấp 1 ta được học hai cấu trúc dùng để diễn tả thì tương lai là (으)ㄹ 거예요 và 겠 . Vậy điểm giống và khác nhau trong cách dùng hai cấu trúc này là gì? Trong bài viết ngày hôm nay mình sẽ giúp các bạn giải đáp cụ thể về vấn đề này nhé!
VỀ MẶT Ý NGHĨA
- (으)ㄹ 거예요 – 겠 đều sử dụng khi nói về kế hoạch trong tương lai, thể hiện ý chí, sự quyết tâm của người nói. Trong đó – 겠 thể hiện ý chí mạnh mẽ hơn (으)ㄹ 거예요
(으)ㄹ 거예요 < 겠
Ví dụ :
1. 저는 올해 9월에 한국에 유학갈 거예요.
Tôi sẽ đi du học Hàn Quốc vào tháng 9 năm nay. (ý chí không cao, dự định có thể thay đổi )
2. 저는 올해 9월에 한국에 유학가겠어요.
Tôi sẽ đi du học Hàn Quốc vào tháng 9 năm nay. (cảm giác còn lâu mới đi nhưng ý chí mạnh mẽ hơn , có sự quyết tâm thực hiện nên tính chắc chắn thực thi cao hơn )
- (으)ㄹ 거예요 – 겠 có thể dùng để phỏng đoán về trạng thái hay hành động nào đó. Trong đó -(으)ㄹ 거예요phỏng đoán dựa trên kinh nghiệm của người nói hoặc dựa trên những gì người nói đã nhìn thấy hoặc nghe thấy. Còn trường hợp điều mà ta dự đoán chưa được xác minh và người nói lấy hành động hoặc trạng thái của mình làm căn cứ thì chúng ta sẽ dùng -겠- (phỏng đoán tức thời).
Ví dụ :
1. A : 이 식당의 음식이 맛있을까요?
B : 이 식당에 간 손님이 많은 것을 보니까 음식이 맛있을 거예요.
( A : Đồ ăn của nhà hàng này ngon chứ?
B : Tôi thấy đông khách đến quán này lắm nên đồ chắc ngon đấy.)
Ở câu trên việc “đông khách đến quán ăn” là căn cứ cho suy đoán của người nói, dựa trên những gì người nói đã nhìn thấy nên trường hợp này ta dùng -(으)ㄹ 거예요.
2. A : 내가 이 케이크를 만들었어요.
B : 와, 정말 맛있겠어요.
( A : Tôi đã làm cái bánh này đấy.
B : Oa, chắc là ngon lắm đây. )
Trong câu này người nói dùng đuôi –겠 để đưa ra sự suy đoán tức thời mang tính cảm quan của mình ( vừa nhìn vào món bánh liền nghĩ là nó ngon).
Note : Ngoài ra -겠cũng được dùng trong một số trường hợp đặc biệt sau:
- Trong biểu hiện mang tính thông dụng như lời chào hỏi
Ví dụ :
처음 뵙겠습니다. Rất vui được làm quen 빨리 다녀오겠습니다. Mình sẽ đi rồi về sớm thôi. 말씀 좀 묻겠습니다/여쭙겠습니다. Xin cho tôi hỏi chút.
- Kết hợp với –“아/어서” thể hiện ý nghĩa “ trạng thái nào đó trở nên ra sao” (tương tự với cấu trúc -ㄹ 듯하다)
Ví dụ :
속상해 죽겠어요. Đau lòng chết đi được. 더워서 미치겠어요. Nóng phát điên.
- Gắn đằng sau động từ “알다”, “모르다” khi muốn bảy tỏ một cách lịch sự, khéo léo thay vì quá rành mạch, thẳng thừng ý kiến, suy nghĩ của bản thân.
Ví dụ :
A : 제 말이 무슨 뜻인지 알겠어요?
B : 아니요, 잘 모르겠어요.
( A : Có hiểu lời tôi nói nghĩa là gì không đấy?
B : Không, Vẫn chưa hiểu rõ lắm. )
VỀ MẶT CẤU TRÚC
- Khi dùng –겠để diễn tả ý định, kế hoạch chủ ngữ không thể là ngôi thứ 3
Ví dụ :
히엔 씨는 내일부터 담배를 꼭 끊겠어요. ( X )
=> 히엔 씨는 내일부터 담배를 꼭 끊을 거예요. ( O )
=> 저는 내일부터 담배를 꼭 끊겠어요. ( O )
- Khi mang nghĩa phỏng đoán– (으)ㄹ 거에요 chỉ có thể kết hợp với ngôi thứ 3 .
Ví dụ :
A : 어젯밤부터 지금까지 아무것도 안 먹었어요.
B : 배고플 거예요. ( X )
=> 배고프겠어요. ( O )
( A : Từ đêm qua đến giờ tôi chẳng ăn gì.
B : Chắc sẽ đói bụng lắm đây. )
- Trong trường hợp phỏng đoán cả hai đều có thể kết hợp cả với động từ và tính từ.
Ví dụ :
다음 주에 회의가 있어서 바쁠 거예요.
A + (으)ㄹ 거예요. ( 바쁘다)
- Có thể kết hợp với dạng quá khứ –았/었 trước –겠 hoặc –(으)ㄹ 거예요.
Ví dụ :
1. A : 어제 집들이라서 음식을 많이 만들었어요.
B : 그래요? 그럼 많이 피곤했겠네요.
( A : Hôm qua vì là tiệc tân gia nên tôi đã làm rất nhiều món ăn.
B : Vậy à? Vậy chắc mệt lắm nhỉ. )
2. A : 링 씨가 왜 생일 파티에 안 왔어요?
B : 회사 일이 바빠서 아마 못 왔을 거예요.
( A : Sao Linh không đến tiệc sinh nhật vậy?
B : Vì công ty bận nhiều việc nên có lẽ đã không thể đến được. )
Note :
- Khi diễn tả sự giả định, phỏng đoán –(으)ㄹ 거예요 không thể dùng dưới dạng câu hỏi, khi đó ta dùng đuôi –(으)ㄹ까요 thay thế.
Ví dụ :
A : 무슨 색이 저한테 어울릴 거예요? ( X )
=> 무슨 색이 저한테 어울릴까요? ( O )
B : 얼굴이 하야니까 핑크색 립스틱이 더 어울릴 거예요.
( A : Màu gì hợp với tôi được nhỉ?
B : Vì mặt cậu trắng nên son môi màu hồng có vẻ hợp hơn đấy. )
- Dạng thân mật của (으)ㄹ 거예요 là - (으)ㄹ 거야 , dạng kính trọng là -(으)ㄹ 겁니다. Trong văn viết ta dùng dưới dạng (으)ㄹ 것이다.
TỔNG KẾT
Q&A
Comments