Ở trình độ sơ cấp 1 một trong những yêu cầu cơ bản đặt ra là nắm vững cách sử dụng các tiểu từ trong đó việc phân biệt cách dùng giữa 이/가-은/는 vẫn là mối lo ngại chung đối với cả với những người mới tiếp xúc tiếng Hàn hoặc đã học tiếng Hàn lâu năm rồi. Vậy nên trong bài viết đầu tiên của chuyên mục phân biệt ngữ pháp tương đồng này mình sẽ đi vào giải thích một số điểm khác biệt trong cách dùng của hai tiểu từ nói trên để giúp các bạn không còn bị nhầm lẫn khi sử dụng chúng trong giao tiếp hàng ngày.
1. Trước hết 이/가 – 은/는 đều được đặt đằng sau chủ ngữ nên đa phần khiến mọi người nhẫm lẫn cả hai đều đóng vai trò là tiểu từ chủ ngữ . Tuy nhiên thực tế chỉ có “이/가” là tiểu từ chủ ngữ còn “ 은/는” là tiểu từ bổ trợ (tức khi được gắn đằng sau một danh từ nó sẽ xác định danh từ đó là gì và có chức năng gì trong câu).
2. “이/가” nhấn mạnh chủ ngữ, tức nội dung quan trọng mà người nói muốn truyền đạt trong câu nằm ở chủ ngữ còn”은/는“ nhấn mạnh cho vị ngữ tức vị ngữ mới là thông tin cần thiết mà người nói đang muốn truyền đạt trong câu.
Ví dụ 1 :
집 앞에 누가 왔어? Có ai đến trước nhà mình vậy?
내 친구가 왔어요. Bạn con đến chơi ạ.
Trong đoạn hội thoại trên cả người mẹ và con đều đang quan tâm đến việc “ai là người đến nhà” vì thế tiểu từ 가 được dùng trong trường hợp này để nhấn mạnh chủ ngữ.
Ví dụ 2 :
제가 베트남 사람이에요.
저는 베트남 사람이에요.
Ở câu thứ nhất “제” ở đây là chủ ngữ, tiểu từ “가” được dùng ở đây là nhấn mạnh cho chủ ngữ. Nghĩa là nó trả lời cho câu hỏi “Ai là người Việt Nam” - là tôi ( “제가”) chứ không phải một ai khác.
Ở câu sau tiểu từ “는” để nhấn mạnh cho vị ngữ đằng sau“베트남 사람이에요” , tức là trả lời cho câu hỏi “Tôi là ai? Là người nước nào”- là người Việt Nam chứ không phải Hàn Quốc hay một quốc tịch nào khác. Như vậy cùng một ý nghĩa nhưng cách dùng “이/가” “은/는” sẽ mang lại sắc thái biểu đạt khác nhau.
3. “이/가” đưa ra thông tin mới, lần đầu tiên được biết đến trong câu hoặc dùng làm lời mở đầu, giới thiệu cho một câu chuyện hay chủ đề nào đó. “은/는” sử dụng khi diễn tả thông tin cũ, có thể đã được đề cập trước đó trong cuộc hội thoại hoặc là cả người nói và người nghe đều đã biết trước về thông tin đó rồi.
Ví dụ:
어느 왕국에 뽐내기를 좋아하는 뽐뽐 공주가 살았어요. 매일 아침에 뽐뽐 공주는 예쁜 옷을 차려입고 마을로 나왔어요.
Khi bắt đầu câu chuyện kể về nàng công chúa, tức đây là thông tin mới được đề cập lần đầu nên nhấn mạnh chủ ngữ (공주) dùng “이/가”. Sau đó bắt đầu kể về nàng công chúa đó như thế nào, lúc này ai cũng biết là đang đề cấp tới đối tượng nào rồi nên ở câu sau nội dung cần truyền tải tập trung vào vị ngữ dùng “은/는”.
4. “은/는” biểu hiện ý nghĩa so sánh đối chiếu, khi đó 은/는 có thể gắn với không chỉ chủ ngữ mà có thể là tân ngữ hoặc các thành phần khác trong câu.
Ví dụ :
저는 베트남 사람이에요. 그렇지만 제 남자 친구는 한국 사람이에요.
Tôi là người Mỹ nhưng bạn trai tôi là người Hàn Quốc. (so sánh chủ ngữ)
지난 주말부터 서울에는 눈이 왔지만 부산에는 눈이 오지 않았어요.
Ở Seoul tuyết đã rơi nhưng ở Busan vẫn chưa có tuyết . (tương phản đối lập giữa hai vị trí )
5. “이/가” kết hợp với tính từ để mô tả tính chất của đối tượng, sự việc trong câu.
Ví dụ :
날씨가 좋아요.
Thời tiết đẹp
Chú ý :
Ngoài ra còn một số cấu trúc bắt buộc phải dùng với “이/가” :
이/가+ 있다/없다 : có/không có
이/가 아니다 : không phải là
이/가 필요하다 : cần thiết
이/가 되다 : trở thành
Ví dụ :
교실에 학생이 많이 있어요.
Có nhiều học sinh trong lớp học.
내 전공은 한국 역사가 아니고 한국 문화예요.
Chuyên ngành của tôi không phải là lịch sử Hàn Quốc mà là văn hóa Hàn Quốc.
저는 한국어 선생님이 되고 싶어요.
Tôi muốn trở thành giáo viên tiếng Hàn.
결정하기 전에 신중한 조사가 필요해요.
Cần phải tìm hiểu kỹ lưỡng trước khi quyết định.
6. Trong câu phức thành phần (tức câu có từ hai kết cấu chủ vị trở lên, trong đó có một kết cấu chủ vị làm nòng cốt, các kết cấu chủ vị còn lại bị bao hàm trong kết cấu chủ vị làm nòng cốt đó) thì chủ ngữ làm nòng cốt câu kết hợp 은/는 chủ ngữ thuộc kết cấu chủ vị còn lại làm thành phần câu kết hợp 이/가.
Ví dụ :
제 남동생은 역사에 관한 지식이 많아요.
Em trai tôi có nhiều kiến thức liên quan đến lịch sử.
Trong câu trên chủ ngữ chính làm nòng cốt câu là “남동생” nên đằng sau kết hợp với 은/는 còn "지식"thuộc kết cấu chủ vị làm thành phần câu (chủ ngữ phụ của mệnh đề) nên kết hợp 이/가
TỔNG KẾT
Q&A :
Comments