Trích dẫn trực tiếp – gián tiếp là một phần ngữ pháp cơ bản trong tiếng Hàn mà việc nắm vững được đặc điểm cấu tạo , tính chất, mục đích sử dụng của từng loại câu cũng là yêu cầu hết sức cần thiết trong giao tiếp. Chúng ta có thể chuyển một câu nói trực tiếp sang dạng gián tiếp bằng cách nào cũng như cần những lưu ý đặc biệt gì để tránh được hiểu lầm không đáng có thì trong bài viết ngày hôm nay hãy cùng chúng mình giải đáp kỹ hơn về phần này nhé ~
Lời dẫn trực tiếp ( 직접 인용)
- Là trích dẫn lại nguyên văn, chính xác lời của ai đó đã diễn đạt.
- Đặc điểm nhận dạng :
- Mặc dù 하고/라고 đều dùng để trích dẫn trong câu trực tiếp nhưng chúng vẫn truyền tải ý nghĩa khác nhau. 하고 không chỉ truyền tải đơn thuần lời văn trích dẫn mà còn bao gồm cả tông giọng, cảm xúc ban đầu của người nói cũng như cảm xúc từ chính trong lời trích dẫn mang lại. Đó là lý do하고 thường dùng để truyền tải những nội dung sống động như trong truyện cổ tích, câu chuyện của trẻ em hay từ tượng thanh. Ngược lại라고 thường được sử dụng phần lớn trong giao tiếp hàng ngày hoặc các văn bản thông dụng.
Ví dụ:
왕비는 매일 매일 “겨울아, 세상에서 누가 가장 예쁘니?”하고 물어봤어요.
Hoàng hậu mỗi ngày đều hỏi câu “Gương kia, ai là người đẹp nhất trên thế gian?”
➡동생이 “요즘 회사에서 너무 피곤해서 집에 와서도 아무것도 못하고 잠만 자는 거야”라고 했어요.
Em tôi nói rằng “dạo này ở công ty rất mệt nên dù về nhà thì em cũng chẳng làm gì chỉ có ngủ thôi”
Lời dẫn gián tiếp (간접 인용) :
- Tường thuật lại lời nói của người khác theo ý hiểu của mình mà không làm thay đổi về nghĩa ( khi ấy lời nói được tường thật không cần đặt trong dấu ngoặc kép)
- Gồm 4 hình thức câu : tường thuật, nghi vấn, đề nghị, yêu cầu(mệnh lệnh)
A. Lời dẫn gián tiếp cho câu trần thuật
• 의미: Tường thuật gián tiếp nội dung nghe được từ người khác hoặc lời nói của bản thân.
• 사용:
• 주의:
- Khi chủ ngữ trong câu trực tiếp xưng 나/내 hoặc저/제 sẽ được biến đổi thành 자기trong câu gián tiếp trần thuật.
민호 씨는 “베트남은 제2의 고향이 되었어요.”라고 말했어요.
➡민호 씨는 베트남은 자기 2의 고향이 되었다고 말했어요.
Minho nói rằng Việt Nam đã trở thành quê hương thứ hai của cậu ấy.
- Tùy theo nội dung mà đuôi câu “하다” có thể biến đổi thành “말하다”(nói), “전하다”(chuyển lời) , “듣다”(nghe), “칭찬하다”(khen), “물어보다”(hỏi).......
선생님은 “한국어를 잘 하네요.”라고 하셨어요.
➡ 선생님은 한국어를 잘 한다고 칭찬해 주셨어요.
Cô giáo đã khen tôi là nói tiếng Hàn giỏi.
담당자가 “오늘 시간 안돼서 내일 샘플 가져갈 거예요”라고 했어요
➡담당자가 오늘 시간 안돼서 내일 샘플 가져갈 거라고 했어요.
Người phụ trách nói rằng vì hôm nay không có thời gian nên mai sẽ mang hàng mẫu đi.
B. Lời dẫn gián tiếp cho câu nghi vấn
• 의미: Tường thuật gián tiếp câu hỏi từ người khác hoặc truyền đạt lại câu hỏi của chính bản thân.
• 사용:
• 주의:
- Lưu ý một số trường hợp bất quy tắcㄹ, ㅂ, ㅎ, ㅅ cần biến đổi trước khi kết hợp với (느)냐고 하다
- Đuôi câu “하다” có thể biến đổi thành “물어보다”, “묻다”, “질문하다”.........
- Trong câu có thể đi kèm với từ để hỏi 무엇(뭐), 누가, 언제, 어디, 왜, 어떻게...
학생: “선생님, 언제 기말 고사 시험을 봐요?” 라고 했어요.
➡ 학생이 선생님께 언제 기말 고사 시험을 보느냐고 질문했어요.
Học sinh hỏi giáo viên rằng khi nào thì thi cuối kỳ.
친구: “요즘 베트남 날씨가 어때요?”라고 했어요.
➡ 친구가 나한테 요즘 베트남 날씨가 어떠냐고 물었어요.
Bạn hỏi tôi rằng dạo này thời tiết ở Việt Nam thế nào.
C. Lời dẫn gián tiếp cho câu mệnh lệnh/yêu cầu
• 의미: Tường thuật gián tiếp mệnh lệnh/yêu cầu của người khác hoặc người nói cũng dùng khi truyền đạt lại lời đã nói của chính bản thân.
• 사용:
V có 받침 : 라고 하다
V không có 받침: 으라고 하다
V có받침 ㄹ : bỏ ㄹ + 라고 하다
불규칙 (Bất quy tắc) ㄷ : ㄷ -> ㄹ + 으라고 하다
불규칙 (Bất quy tắc) ㅅ : bỏ ㅅ + 으라고 하다
• 주의:
- Với trường hợp ngăn cấm dùng đuôi câu “-지 말다 thì khi chuyển sang câu gián tiếp sẽ có dạng “V 지 말라고 하다”
경찰: “여기에 담배를 피우지 마세요.”
➡ 경찰이 여기에 담배를 피우지 말라고 했어요.
Cảnh sát yêu cầu rằng không được hút thuốc ở đây
- Trong trường hợp động từ có thành phần cuối là “주다” khi chuyển sang câu gián tiếp có hai dạng: “-달라고 하다” và “-주라고 하다”
Tổng kết
D. Lời dẫn gián tiếp cho câu đề nghị/ thỉnh dụ
• 의미: Truyền đạt lại lời đề nghị của ai đó cho một người khác hoặc người nói cũng dùng khi truyền đạt lại lời đề nghị của chính bản thân.
• 사용: V 자고 하다
• 주의:
- Với trường hợp phủ định dùng đuôi câu “-지 말다 thì khi chuyển sang câu gián tiếp sẽ có dạng “V 지 말자고 하다”
여자 친구: “우리 그 식당에 가지 말아요.”
➡ 여자 친구가 그 식당에 가지 말자고 했어요.
- Trong câu thỉnh dụ ở lời nói trực tiếp thường có”우리” nhưng khi chuyển qua dạng gián tiếp cần phải lược bỏ 우리vì bản thân từ “- 자고” đã mang nghĩa là “chúng ta làm gì đó cùng nhau”
태민: “오늘 불금이라 노래방에 갈래?”
➡ 태민이는 노래방에 가자고 했어요
Taemin rủ đi hát karaoke.
Dạng rút gọn của lời dẫn gián tiếp
Ví dụ:
우리 언니는 집 근처 재래시장이 슈퍼보다 식료품을 싸게 판대요.
프엉 씨는 다음 달에 대학을 졸업할 거래요.
마이 씨는 김 선생님의 전화번호가 몇 번인지 물어봤냬요.
A : 화 씨는 이번 주말에 한국 식당에서 저녁을 식사하재요. 시간이 있어요?
B : 네, 좋아요.
Q&A : Chuyển những câu hội thoại trong ảnh giữa hai bạn 티루엔 và 부디 sang lời dẫn gián tiếp.
Comments