Định ngữ trong tiếng hàn đóng vai trò bổ nghĩa cho danh từ đi kèm, làm nổi bật đặc điểm, tính chất của cho danh từ được bổ nghĩa. Có hai loại định ngữ đó là định ngữ dùng với tính từ và định ngữ dùng với động từ. Để nắm rõ hơn về cấu tạo cũng như bản chất của từng loại thì hãy cùng chúng mình tìm hiểu trong bài viết ngày hôm nay nhé ~
1. Định ngữ dùng với tính từ
Gắn sau thân tính từ, bổ nghĩa cho danh từ đi theo ngay sau đó dùng để biểu thị trạng thái của người hay sự vật.
A + (으)ㄴ + N
Ví dụ:
오빠에게 예쁜 옷을 사 주려고 하지만 돈이 없어요.
(예쁘다 + 옷 => 예쁜 옷)
Tôi định mua cái áo đẹp cho anh trai nhưng lại không có tiền.
그는 좋은 사람이라도 그의 사랑을 받아주지 못해요.
(좋다 + 사람 => 좋은 사람 )
Dù anh ta có là người tốt đi nữa thì tôi cũng không thể chấp nhận tình cảm của người ta được.
Chú ý :
- Với những tính từ kết thúc bằng 있다/없다 thì ta thêm 는
어제 남친와 재미있는 영화를 봤어요.
(재미있다 + 영화 => 재미있는 영화)
Hôm qua tôi đã xem bộ phim thú vị cùng bạn trai.
- Những tính từ kết thúc bằng phụ âm ㄹ thì ta lược bỏ ㄹ và thêm ㄴvào
내 남친은 내가 밖에 나올 때마다 긴 치마를 입는 것을 좋아해요.
(길다 + 치마 => 긴 치마)
Bạn trai tôi chỉ thích tôi mặc váy dài mỗi khi ra ngoài đường.
- Những tính từ kết thúc bằng phụ âm “ㅂ” thì khi chuyển sang dạng định ngữ “ㅂ” bị chuyển thành “우” rồi kết hợp với “ㄴ”
추운 날씨가 겨울 내내 계속되었어요.
(춥다 + 날씨 => 추운 날씨)
Trời lạnh kéo dài suốt cả mùa đông.
- Những tính từ có đuôi kết thúc bằng phụ âm “ㅎ” khi chuyển sang dạng định ngữ thì phụ âm “ㅎ” bị lược bỏ và thêm vào đó “ㄴ”.
내 옷장에 파란 옷이 아주 많아요.
(파랗다 + 옷 => 파란 옷)
Tủ quần áo của tôi có rất nhiều áo màu xanh.
-Khi có hai hoặc nhiều tính từ sử dụng trong cùng một câu thì ta chỉ chia dạng định ngữ với tính từ cuối cùng được gắn liền nhất với danh từ.
똑똑한 유머 감각이 많은 남자를 좋아해요. ( X )
=> 똑똑하고 유머 감각이 많은 남자를 좋아해요. ( O )
Tôi thích người đàn ông thông minh và có khiếu hài hước.
2. Định ngữ dùng với động từ
Gắn sau thân động từ, bổ nghĩa cho danh từ đi theo ngay sau đó và được chia theo các hình thức khác nhau phụ thuộc vào thì.
- Thì hiện tại (hành động xảy ra ở hiện tại) : V + 는 + N
- Thì quá khứ ( hành động đã xảy ra trong quá khứ hoặc đã được hoàn thành và -trạng thái thì vẫn đang được duy trì) : V + (으)ㄴ + N
- Thì tương lai (hành động trong tương lai chưa xảy ra): V + (으)ㄹ+ N
Ví dụ :
아까 회사 가는 길에 우연히 만난 사람은 제 첫사랑이에요.
(가다 + 길 => 가는 길) + (만나다 + 사람 => 만난 사람)
Người mà ban nãy tôi tình cờ gặp trên đường đến công ty là mối tình đầu của tôi.
오늘 수업 시간에 공부할 내용은 높임말이에요.
Nội dung sẽ học trong buổi học ngày hôm nay là kính ngữ.
Tổng kết
3. Cách dịch từ tiếng Việt sang tiếng Hàn những câu phức sử dụng định ngữ
Bước 1 : Phân tích thành phần câu tiếng Việt
Dù đây là một bước hết sức cơ bản nhưng mình tin chắc rằng không ít bạn khi còn học ở mức sơ cấp lại thường bỏ qua nó mà không hề biết rằng chính việc hiểu rõ được bản chất của câu tiếng Việt mới là “chìa khóa” giúp chúng mình chuyển ngữ chính xác nhất thông tin đưa ra trong câu, đặc biệt với những câu không chỉ sử dụng một định ngữ mà có thể lồng vào đó 2-3 định ngữ song song. Vậy nên phân tích thành phần câu sẽ bao gồm :
+ xác định chủ ngữ - vị ngữ
+ xác định cụm định ngữ (bằng cách tìm ra danh từ chính được bổ nghĩa trong câu) và động từ chính giữ vai trò làm nòng cốt câu.
+ xác định cấu trúc ngữ pháp sẽ sử dụng để chuyển ngữ
+ xác định thì của câu/ thì của định ngữ để chia đuôi câu cho hợp lý.
Ví dụ:
*Lưu ý : Trong trường hợp bạn không thể xác định được đâu là định ngữ thì một mẹo nhỏ cho bạn là thử tách câu phức ban đầu thành các câu đơn mà vẫn giữ nguyên ý nghĩa của câu, qua đó bạn sẽ dễ dàng tìm ra được cụm danh từ chính - là đối tượng được nhắc đến ở cả hai vế đồng thời cũng là thành phần được bổ nghĩa trong câu.
Ví dụ :
Vẫn câu trên khi tách ra thành hai câu đơn tương đương sẽ là:
“Công việc này lẽ ra tôi phải hoàn thành xong từ hôm qua. Nhưng đến bây giờ tôi vẫn chưa xong (công việc) được một nửa.”
Như vậy “công việc” đang là đối tượng chính được đề cập đến ở cả hai vế nên khi ta gộp hai câu đơn này làm một ta sẽ dùng nó làm cụm danh từ cần được bổ nghĩa.
Bước 2 : Lần lượt dịch từng cụm nhỏ đến khi ghép thành một câu hoàn chỉnh
Trong bước này có hai điều chúng mình cần phải lưu ý :
- Do cấu trúc câu tiếng Hàn và tiếng Việt ngược nhau nên để tránh việc sắp xếp sai trật tự thành phần câu thì khi dịch ta nên ưu tiên viết chủ ngữ chính nằm ở đầu câu ngay đầu tiên, động từ chính đặt ở cuối câu sau đó dịch lần lượt từ dưới lên.
Cấu trúc câu trong tiếng Việt: S + V + O
Cấu trúc câu trong tiếng Hàn: S + O + V
– Riêng với định ngữ cần xác định xem đây là dạng định ngữ dùng với động từ hay tính từ, trường hợp là động từ cần để ý thì hiện tại – quá khứ – hay tương lai để chia cho đúng với công thức . Và tương tự để dịch các cụm định ngữ này từ Việt sang Hàn thì phải dịch ngược từ danh từ rồi mới đến mệnh đề bổ nghĩa.
Ví dụ :
- Với cụm định ngữ ta xác định ở câu trước là “Công việc lẽ ra phải hoàn thành xong từ hôm qua” , vì “hoàn thành” ở đây là động từ “ngày hôm qua” là trạng từ chỉ thời gian (quá khứ) nên ta xác định được trường hợp này là dạng định ngữ dùng với động từ, cụ thể là định ngữ dùng với động từ ở thì quá khứ nên sẽ chia theo công thức :
V + (으)ㄴ + N
*Lưu ý : Đối với những bạn chỉ mới bắt đầu làm quen với phần định ngữ thì K.I.O.S khuyên rằng bạn nên làm chậm từng bước nhỏ một, tức phân tích và viết cụm định ngữ sang tiếng Hàn trước rồi lần lượt mới dịch các thành phần còn lại trong câu để tránh nhầm lẫn. Nhất là khi dịch nên chú ý xem tính từ hoặc động từ được dùng trong cụm định ngữ này là có kết thúc bằng những phụ âm đặc biệt hay không như ㄹ, ㅂ, ㅎ để biến đổi nó trước khi cộng với 는/(으)ㄴ hay (으)ㄹ
- Sau khi dịch xong phần cụm định ngữ chúng mình dịch đến phần vị ngữ còn lại
- Cuối cùng ghép các phần lại theo đúng trật tự được cả câu hoàn chỉnh như sau:
“어제부터 완성해야 한 이 일은 지금까지 아직 반도 안 끝났어요.”
Bước 3 : Kiểm tra
Với các bài tập thông thường thì việc kiểm tra về lỗi sai lỗi chính tả hoặc lỗi về 띄어쓰기 thường ít được chú tâm, nhưng khi làm bài thi quan trọng ngay cả bạn có viết câu đúng nhưng vẫn mắc phải những lỗi sai cơ bản này thì rất khó để bài thi đạt được điểm tuyệt đối lắm đó. Vậy nên chúng mình hãy tập thói quen cẩn thận ngay từ bước nhỏ nhất như vậy nhé.
Q&A
Comments